• Điện thoại(+84.4) 22 42 01 68 - 36 28 58 33
  • Emailcontact@davincipharma.com

Bánh lá dứa

    Bánh không giống hình chiếc lá dứa mà người ta thường dùng cho vào nối nước sôi, nồi cơm hoặc nồi cháo để lấy mùi thơm đặc trưng của nó và cũng không sử dụng đến loại lá có mùi thơm nầy; nhưng không hiểu sao nó lại được gọi bằng cái tên bánh lá dứa? Lại nữa, loại bánh nầy hiếm thấy bán ở các vùng, miền khác mà chỉ bán ở một vài địa phương có nhiều người Khmer cư ngụ.

    Bánh không giống hình chiếc lá dứa mà người ta thường dùng cho vào nối nước sôi, nồi cơm hoặc nồi cháo để lấy mùi thơm đặc trưng của nó và cũng không sử dụng đến loại lá có mùi thơm nầy; nhưng không hiểu sao nó lại được gọi bằng cái tên bánh lá dứa? Lại nữa, loại bánh nầy hiếm thấy bán ở các vùng, miền khác mà chỉ bán ở một vài địa phương có nhiều người Khmer cư ngụ.

    Bánh lá dứa. Ảnh: Phương Kiều

    Ở xã Phong Phú (huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh) là một nơi có bán bánh lá dứa. Tôi ghé vào một quan nhỏ, mái lá tuềnh toàng. Một chị người Khmer bán bánh nầy ngồi trên cái băng ghế gỗ tạp, bàn tay nhuần nhuyễn rắc bột vào ray, phủ đều mặt chảo. Đậy nắp vung lại, trong thoáng chốc, giở ra, chị trải đều lên mặt bột chín lớp “nhưn” màu vàng sậm. Sau đó, chị dùng vá gấp chiếc bánh hình tròn lại làm ba, thành hình chữ nhật dài. Lại đậy nắp vung, hấp.

    Vẫn với chiếc vá trên tay, chị xúc bánh ra dĩa, đặt trước mặt tôi. Hơi nóng từ bánh nghi ngút tỏa, thôi thúc bàn tay tôi nhanh chóng cầm bánh lên ăn. Mùi thơm của tinh bột chín, nóng, vị ngọt béo của nhân bánh khiến tôi say sưa thưởng thức món ngon dân dã quá lâu ngày mới có dịp ăn. Món bánh mà người địa phương quê tôi gọi là bánh lá dứa.

    Bánh lá dứa không phải là món ăn chơi của người Kinh và người Hoa địa phương, mà là món ăn dân dã của người Khmer “sáng chế”. Để có những chiếc bánh như vậy, người ta dùng gạo ngon vo thật sạch, gút khô nước rồi đem xay khô. Bột xay xong phải đâm nhuyễn lần nữa, nhưng như vậy vẫn chưa đảm bảo chất lượng chiếc bánh, bột phải được rắc đều lên ray để loại bỏ những hột bột to làm mất miếng ngon khi nhai.

    Nhân bánh được làm bằng dừa cứng cạy. Dừa nạo xong, bằm sơ rồi sên với đường cát trắng, sẽ cho ra nhân bánh có màu vàng đậm, sền sệt. Tuy nhiên, để có được chiếc bánh lá dứa “đặc hạng”, ngoài dùng bột gạo ngon lúa mùa, người ta còn trộn chung với khoai mì. Khoai mì gọt bỏ vỏ, rửa sạch, mài xong vắt thật ráo nước là đã có một thứ bột sẵn sàng hòa trộn với bột gạo ngon. Hỗn hợp bột khoai mì và bột gạo ngon sẽ làm tăng thêm sự khoái khẩu của chiếc bánh lá dứa trắng tinh tuyền nầy.

    Bánh lá dứa được làm đơn giản như vậy, nhưng với tôi là “nỗi nhớ không nguôi”, vì tìm hoài chẳng thấy nơi nào bán. Phải trở lại quê nhà, về vùng sâu vùng xa mới có. Vì vậy, dù chiếc bánh chỉ có hai ngàn đồng, quá rẻ trong thời buổi lạm phát như ngày nay, nhưng muốn được thưởng thức nó tôi phải đi về hàng trăm cây số. Quả là hết sức tốn kém. Vì vậy, lần nào gặp sạp bánh lá dứa là tôi cũng đều tranh thủ ăn cho tới khi no căng bụng dạ cho thỏa cơn “ghiền lưu niên”.

    (Theo Thesaigontimes)