
Để phát hiện sớm bệnh ung thư
Những nghiên cứu trên thế giới cho thấy các loại ung thư đều do sự tăng trưởng quá đà và sự lan tràn của các tế bào không bình thường
Những nghiên cứu trên thế giới cho thấy các loại ung thư đều do sự tăng trưởng quá đà và sự lan tràn của các tế bào không bình thường
Bệnh ung thư đang trở thành gánh nặng sức khỏe trên toàn cầu, tỷ lệ thuận với sự phát triển kinh tế, gia tăng các vấn đề ô nhiễm môi trường, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học.
Đặc điểm
Ung thư (cancer) là một nhóm bệnh gồm trên 100 loại có chung đặc tính cơ bản là đều ảnh hưởng đến các tế bào quan trọng của cơ thể, gây xáo trộn vốn di truyền (đột biến gen). Các tế bào ung thư sẽ phát triển thành u hay khối u, một số tế bào ung thư có thể tách ra khỏi khối u đó, trôi nổi trong vòng tuần hoàn máu để tới những vùng khác trong cơ thể gây nên hiện tượng di căn.
Hơn 30% ung thư gây ra do thức ăn và cách ăn hàng ngày của con người như: thói quen ăn mặn, ăn nhiều các món ướp muối mặn, nhiều thịt, nhiều mỡ… trong khi lượng rau xanh và trái cây không đủ, cơ thể thiếu vận động.
Các ung thư liên quan đến hệ hô hấp có mối liên quan lớn đến khói thuốc lá. Nguyên nhân tiếp theo là do virus: HBV, HPV, HP…
Phòng hơn chữa
Các chuyên gia nhấn mạnh, mỗi người nên tiến hành kiểm tra sức khỏe toàn diện có lưu ý về ung thư: 3 năm 1 lần ở lứa tuổi 20-40 và mỗi năm 1 lần nếu trên 40 tuổi. Cụ thể: Với phụ nữ có gia đình hoặc đã quan hệ chăn gối nên đi thử tế bào (xét nghiệm PAP) và khám phụ khoa hàng năm. Phụ nữ 20 tuổi trở lên nên tự khám ngực hàng tháng và khám lâm sàng mỗi năm 1 lần. Đàn ông từ 50 tuổi trở lên nên đi thử dấu hiệu sinh học PSA 3 năm 1 lần, đàn ông trên 40 tuổi có nguy cơ cao nên chụp phim phổi 1-2 năm/lần…
Theo Tretoday