
Những nhân tố dẫn đến nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
Ngày nay số lượng người mắc bệnh Alzheimers ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới, nhưng điều quan trọng là cần phải biết chính xác một số yếu tố làm cho những người bị mắc căn bệnh này có thể tăng hoặc giảm.
Ngày nay số lượng người mắc bệnh Alzheimers ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới, nhưng điều quan trọng là cần phải biết chính xác một số yếu tố làm cho những người bị mắc căn bệnh này có thể tăng hoặc giảm.
Trong nằm 2006 theo điều tra của CDC (trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh) cho biết: số lượng người mắc bệnh Alzheimers đã vượt qua số lượng của người mắc bệnh tiểu đường và trở thành căn bệnh gây tử vong đứng thứ 6 ở Mỹ.
Hơn 5 triệu người ở Mỹ hiện nay đang mắc phải căn bệnh này và các chuyên gia dự đoán rằng con số này sẽ vượt khá xa lên đến 16 triệu người vào năm 2050. Tính đến năm 2010 những trường hợp bị mắc bệnh này có thể đạt một nửa triệu ngưòi mỗi năm. Vậy những người nào có nguy cơ mắc bệnh Alzheimers và nguyên nhân tại sao? Một nghiên cứu đã cho biết những yếu tố có nguy cơ dẫn đến bệnh Alzheimers là các yếu tố sau:
Tuổi tác và giới tính

Giới tính cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng khác, phụ nữ thì được chuẩn đoán mắc bệnh này nhiều hơn nam giới. Theo chuẩn đoán cứ 6 người phụ nữ thì có 1 người mắc căn bệnh này vào khoảng độ tuổi 55, còn đối với nam giới thì tỷ lệ đó là 10 người thì có 1 người bị mắc. Mặc dù vậy các nhà nghiên cứu cũng đã nhanh chóng chỉ ra rằng sự khác biệt về nguy cơ mắc bệnh giữa nam giới và nữ giới có thể căn cứ vào chỉ số về tuổi thọ cao hơn của phụ nữ thay vì căn cứ vào giới tính.
Lối sống và chủng tộc / dân tộc
Một nghiên cứu về bệnh Alzheimers mà có liên quan đến các bệnh bị ảnh hưởng bởi các nhân tố của lối sống như béo phì, huyết áp cao, thừa colesterrol và bệnh tiểu đường. Tất cả các loại bệnh này đều bị ảnh hưởng bởi lối sống hiện đại của phương Tây.
Hơn nữa một số chủng tộc/dân tộc ở Mỹ đang có xu hướng gia tăng các loại bệnh này hơn là các tộc người khác. Ví dụ, những người đàn ông Mỹ gốc Nhật Bản có tỷ lệ mắc bệnh Alzheimers cao hơn những người đàn ông có độ tuổi tương tự nhưng lại sống ở Nhật Bản. Các nghiên cứu khác cũng đã phát hiện ra tỷ lệ mắc bệnh cao hơn giữa ngưòi Mỹ gốc Phi và những người châu Phi.
Ngoài ra có những nghiên cứu lại chỉ ra những sự khác biệt giữa những nhóm chủng tộc/dân tộc trong nước Mỹ. Ví dụ, một nghiên cứu tại hạt Dade bang Florida cho thấy, những người Mỹ gốc Phi và những người CuBa gốc Tây Ban Nha thì chắc chắn có khả năng bị bệnh Alzheimers cao hơn những người da trắng không có gốc Tây Ban Nha ở khu vực này. Tổ chức nghiên cứu về bệnh Alzheimers dự đoán rằng chỉ số của những người Mỹ gốc Phi mắc chứng tâm thần phân liệt có thể từ 14%-100% trong số những người sống ở Mỹ. Những người Mỹ gốc Phi cũng có khả năng mắc chứng huyết áp cao và bệnh tiểu đường lớn hơn.
Tinh thần lạc quan.
Những người mà có tiền sử mắc bệnh trầm cảm thì có nguy cơ mắc bệnh Alzheimers cao hơn. Một nghiên cứu của Hà Lan cho biết rằng một người bị mắc các triệu chứng về bệnh trầm cảm càng sớm thì khả năng họ bị mắc bệnh Alzheimers càng cao.
Mặt khác Alzheimers rất ít gặp ở những ngưòi có học thức cao. Điều này không phải là kết quả của một lối sống có nhận thức về sức khoẻ. Thay vào đó, một số nhà nghiên cứu tin rằng đó chính là một kết quả mang lại nhiều lợi ích của việc học tập và sử dụng trí nhớ của những người có học vấn cao hơn.
Các chuyên gia nhấn mạnh rằng các yếu tố nguy cơ dẫn đến Alzheimers như tuổi tác, giới tính, chủng tộc/dân tộc, lối sống, tinh thần lạc quan và học vấn sẽ không gây ra hiệu quả nghiêm trọng hay giúp ngăn chặn căn bệnh này.Tuy nhiên Nếu hiểu rõ những vai trò của chúng thì sẽ là một bước quan trọng để đối mặt với những thách thức của căn bệnh này.
(Theo Tretoday)