• Điện thoại(+84.4) 22 42 01 68 - 36 28 58 33
  • Emailcontact@davincipharma.com

Bài thuốc dân gian trị bệnh khi trời rét

    Thời tiết giá lạnh khiến lượng người ốm tăng nhanh. Với những bệnh nhẹ, các vị thuốc sẵn ngay trong bếp sẽ giúp ích rất nhiều. Dưới đây là một số cây rau - cây thuốc bạn có thể dùng ngay khi cần thiết.

    Thời tiết giá lạnh khiến lượng người ốm tăng nhanh. Với những bệnh nhẹ, các vị thuốc sẵn ngay trong bếp sẽ giúp ích rất nhiều. Dưới đây là một số cây rau - cây thuốc bạn có thể dùng ngay khi cần thiết.

    ->> Chữa viêm họng hiệu quả theo cách dân gian
    ->> Những cách tự nhiên phòng và trị bệnh mùa lạnh
    ->> Chuyên đề: Phòng chữa bệnh mùa đông

    Rau kinh giới có tác dụng chữa bệnh mạo cảm, nhức đầu, sưng họng

    Kinh giới trị cảm mạo nhức đầu

    Kinh giới là một thứ rau gia vị không thể thiếu trong những bữa ăn của gia đình. Rau kinh giới thơm, ngon và nhiều tác dụng trị bệnh.

    Chữa cảm mạo, nhức đầu, sưng họng, nôn mửa: kinh giới, tía tô, ngải cứu, hương nhu, hoắc hương mỗi thứ 10g với 300ml nước đun sôi 5 phút, chia 2 lần uống.

    Chữa dị ứng ban chẩn: lấy 100g hoa kinh giới tán nhỏ ngâm vào 1.000ml, dấm thanh, gạn lấy nước thấm vào miếng gạc chà xát lên vùng ban chẩn dị ứng.

    Cầm máu do chảy máu cam: hoa kinh giới sao đen 15g sắc với 200ml nước uống trong ngày.

    Củ cải chữa ho

    Cải củ còn gọi là củ cải, rau lú bú, la bạc căn. Củ cải được dùng như một loại rau xanh để luộc, muối dưa, củ cải khô ngâm dấm. Ngoài tác dụng là cây rau, cây củ cải còn là vị thuốc chữa ho, hen suyễn nhiều đờm, ngực bụng đầy trướng, bí đại tiểu tiện.

    Chữa ho lâu ngày nhiều đờm: hạt cải củ 10g, hạt tía tô 10g, hạt cải canh 10g. Tất cả sao thơm, tán nhỏ cho vào túi vải thêm 50ml nước, sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.

    Rau ngót chữa tưa lưỡi

    Kinh nghiệm dân gian truyền lại dùng nước ép lá rau ngót chữa tưa lưỡi trẻ em rất hiệu nghiệm. Lá rau ngót tươi 20g rửa sạch giã nhỏ, vắt lấy nước, trộn với 20g mật ong. Lấy ngón tay rửa sạch quấn gạc vô khuẩn nhúng vào dung dịch rau ngót - mật ong, đánh lên lưỡi và vòm họng trẻ ngày 3 – 4 lần, đánh 2 – 3 ngày lưỡi sẽ hết tưa. Chú ý đánh miệng lưỡi trước khi trẻ bú 10 – 15 phút, không đánh khi trẻ vừa bú no bụng vì dễ trớ.

    Gừng chữa đau bụng tiêu lỏng

    Gừng vị thuốc quý trong mùa đông

    Gừng còn gọi là sinh khương (gừng tươi), can khương. Gừng vị cay tính ấm, giúp cho sự tiêu hóa, dùng trong những trường hợp kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn mửa, đi tiêu lỏng, say tàu xe, cảm mạo phong hàn, chữa ho, mất tiếng…

    Để chữa tiêu chảy mất nước nhẹ, mạch nhỏ, yếu, mồ hôi toát ra, chân tay lạnh. Tán nhỏ gừng khô 60g, nhục quế 60g, gừng tươi 40g, đại hồi 100g ngâm với rượu trắng 40 độ (1.000ml), ngày uống 3 – 4 lần, mỗi lần 10 – 20ml, uống đến khi ngừng tiêu lỏng.

    (Theo BS. Trần Văn Đông // Sức khỏe & Đời sống)