• Điện thoại(+84.4) 22 42 01 68 - 36 28 58 33
  • Emailcontact@davincipharma.com

Cách sử dụng thuốc đạn

    Ngoài thuốc uống, tiêm, cấy dưới da, còn có một loại gọi là thuốc đạn hay thuốc đặt. Thuốc đạn là viên thuốc được chế tạo đặc biệt để thuận tiện đặt vào một số hốc tự nhiên của cơ thể người bệnh như âm đạo, hậu môn mà không cần phải uống hoặc tiêm.

    Ngoài thuốc uống, tiêm, cấy dưới da, còn có một loại gọi là thuốc đạn hay thuốc đặt. Thuốc đạn là viên thuốc được chế tạo đặc biệt để thuận tiện đặt vào một số hốc tự nhiên của cơ thể người bệnh như âm đạo, hậu môn mà không cần phải uống hoặc tiêm.

    Thuốc thường có hình trứng hay hình viên đạn nên gọi là thuốc đạn. Thuốc gồm một hay nhiều dược chất được hòa trộn trong một chất nền đặc như gelatin (hoặc dầu theobroma) có tác dụng giải phóng dần dần chất thuốc. Chất nền sẽ tan dần ở nhiệt độ cơ thể và phóng thích thuốc có trong đó thấm vào máu qua hệ thống mao mạch dưới niêm mạc mà phát huy tác dụng điều trị. Nếu dùng để chữa bệnh tại chỗ thì chất thuốc sẽ tác động trực tiếp vào mầm bệnh nên hiệu quả điều trị sẽ nhanh và mạnh hơn.

    Viên thuốc đạn thường dùng để điều trị bệnh vùng hậu môn - trực tràng, hoặc để đưa thuốc vào cơ thể (không qua đường tiêu hóa trên hoặc tiêm) trong một số trường hợp như nôn, thuốc gây kích ứng dạ dày...

    Với trẻ em, thuốc đạn phát huy tác dụng tối ưu trong trường hợp trẻ không uống được thuốc do nôn trớ, do không tiêm được, sốt cao co giật... 

    Chế phẩm thuốc thường gặp là: anusol, preparation H, proctocort, procto - glyvenol, titanorein, primperan, efferalgan UPSA...

    Thuốc đạn do có chứa các chất nền làm trơn nên không chịu được nhiệt độ cao, vì thế không nên mua dự trữ. Thuốc cần được bảo quản ở nơi có nhiệt độ thấp.

    Với trẻ em, khi cần đặt thuốc đạn (thí dụ trẻ bị sốt cao, rất sợ uống thuốc, hay đã có dấu hiệu co giật, li bì, cần phải đặt thuốc efferalgan UPSA) nên đặt thuốc sau khi trẻ đã đi tiêu; để trẻ nằm nghiêng, co hai chân, rồi dùng tay sạch nhét viên thuốc vào sâu trong hậu môn trẻ và để trẻ nằm yên một lúc. Nếu viên thuốc bị nhão do điều kiện bảo quản không tốt, thì phải chọn loại khác có cùng hàm lượng thuốc đã được để đông cứng trong tủ lạnh trước đó.

    (Theo BS. Nguyên Khiết // Suckhoe & Ðoisong)