• Điện thoại(+84.4) 22 42 01 68 - 36 28 58 33
  • Emailcontact@davincipharma.com

Khắc phục tác dụng phụ của betamethason

    Betamethason là một corticosteroid tổng hợp, có tác dụng chống viêm, chống thấp khớp và chống dị ứng thuốc được dùng phổ biến trong điều trị trong nhiều bệnh như thấp khớp, bệnh colagen, dị ứng, bệnh ngoài da, bệnh nội tiết, bệnh ở mắt, hô hấp, máu, ung thư và nhiều bệnh khác có đáp ứng với corticosteroid...

    Betamethason là một corticosteroid tổng hợp, có tác dụng chống viêm, chống thấp khớp và chống dị ứng thuốc được dùng phổ biến trong điều trị trong nhiều bệnh như thấp khớp, bệnh colagen, dị ứng, bệnh ngoài da, bệnh nội tiết, bệnh ở mắt, hô hấp, máu, ung thư và nhiều bệnh khác có đáp ứng với corticosteroid...

    Tuy nhiên khi dùng thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, thậm chí nguy hiểm (nếu lạm dụng). Các tác dụng không mong muốn (liên quan cả đến liều và thời gian điều trị) bao gồm: các rối loạn về nước và điện giải (mất kali, giữ natri, giữ nước), cơ xương (yếu cơ, mất khối lượng cơ, loãng xương, teo da), tiêu hoá (loét dạ dày), da (viêm da dị ứng), thần kinh (tăng áp lực nội sọ lành tính), nội tiết (kinh nguyệt thất thường, phát triển hội chứng dạng Cushing, bộc lộ đái tháo đường tiềm ẩn, tăng nhu cầu insulin hoặc thuốc hạ đường huyết ở người đái tháo đường), mắt (glôcôm, đục thuỷ tinh thể), chuyển hoá và tâm thần (trầm cảm nặng)...

    Đa số các tác dụng không mong muốn thường có thể phục hồi hoặc giảm thiểu bằng cách giảm liều, cách này thường ưa dùng hơn là ngừng thuốc. Tuy nhiên, khi dùng thuốc dạng uống sau khi ăn sẽ hạn chế được chứng khó tiêu hoặc kích ứng đường tiêu hoá có thể xảy ra. Người bệnh điều trị kéo dài, ở liều điều trị có thể phải hạn chế dùng natri và bổ sung kali trong quá trình điều trị.

    Vì thuốc làm tăng dị hoá protein có thể cần thiết phải tăng khẩu phần protein trong quá trình điều trị kéo dài. Dùng canxi và vitamin D có thể giảm nguy cơ loãng xương do thuốc gây nên trong quá trình điều trị kéo dài. Những người có tiền sử hoặc có yếu tố nguy cơ loét dạ dày phải được chăm sóc bằng thuốc chống loét (thuốc kháng acid, đối kháng thụ thể H2, hoặc ức chế bơm proton). Người bệnh đang dùng thuốc mà bị thiếu máu thì cần nghĩ nguyên nhân co thể do chảy máu dạ dày.

    (Theo BS. Ngọc Bích // Suckhoe & Ðoisong)