• Điện thoại(+84.4) 22 42 01 68 - 36 28 58 33
  • Emailcontact@davincipharma.com

Tương tác gây giảm tác dụng của thuốc tránh thai

    Một số thuốc kháng sinh, thuốc ức chế enzym và thực phẩm bổ sung có thể làm cho viên thuốc tránh thai (TTT), dụng cụ tử cung có hormon (nuvaring) hay miếng dán tránh thai (ortho evra) giảm hiệu quả do có tương tác bất lợi với hormon của các biện pháp tránh thai này.

    Một số thuốc kháng sinh, thuốc ức chế enzym và thực phẩm bổ sung có thể làm cho viên thuốc tránh thai (TTT), dụng cụ tử cung có hormon (nuvaring) hay miếng dán tránh thai (ortho evra) giảm hiệu quả do có tương tác bất lợi với hormon của các biện pháp tránh thai này.

    Cần hỏi ý kiến thầy thuốc khi dùng những thuốc sau:

    Kháng sinh: Rifampin, rifapentine (chữa bệnh lao hay viêm màng não); rifabutin dùng để chữa phức hợp mycobacterium avum; tetracycline. Điều tương tự có thể xảy ra với một số dẫn xuất penicilline hay cephalosporin (keflin). Không thể xác định chắc chắn liệu dùng kháng sinh nói chung có ảnh hưởng đến hiệu quả của viên TTT hay không vì mỗi người có đáp ứng khác nhau cho nên tốt nhất là dùng thêm một biện pháp tránh thai hỗ trợ khi dùng thuốc kháng sinh.  

    Thuốc ức chế enzym protease để chống HIV: Ritonavir hay các thuốc chống virut dùng cho người nhiễm HIV.

    Thuốc chống co giật: Barbiturate (gây ngủ hay điều trị co giật) như phenobarbital, primidone. Thuốc kiểm soát co giật ở một một số thể động kinh và cũng chữa giảm đau như oxcarbazepine, carbamazepine, phenytoin, topiramate  (thuốc cuối cùng này còn dùng để phòng ngừa chứng nhức nửa đầu migraine).

    Thuốc chống trầm cảm: Nefazodone có thể làm thay đổi nồng độ hormon. Cần thận trọng cả với các thuốc chữa trầm cảm khác.

    Thuốc chữa nấm: Nhất là với loại thuốc uống. Griseofulvin, thuốc chữa nấm ngoài da, tóc, móng có thể viên ảnh hưởng đến TTT hay các biện pháp kiểm soát sinh đẻ có hormon khác (dụng cụ tử cung có hormon, miếng dán).

    Thuốc chữa bệnh đái tháo đường: Một số thuốc như troglitazone và pioglitazone có thể có tương tác với viên TTT uống.

    Thuốc chữa lo âu: Diazepam hay temazepam để chữa lo âu hay có vấn đề về giấc ngủ.

    Thực phẩm bổ sung: Soy isoflavone - chất tự nhiên từ cây đậu tương để chữa cơn bừng nóng cho phụ nữ mãn kinh và giúp cho xương khoẻ. Thuốc bổ sung có nguồn gốc thảo mộc (có tên là St. John's Wort) chữa trầm cảm nhẹ.

    Thuốc chống nôn và tiêu chảy: Aprepitant dùng để phòng ngừa buồn nôn và nôn cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả của viên TTT. 

    (Theo BS. Xuân Anh // Suckhoe & Ðoisong)