• Điện thoại(+84.4) 22 42 01 68 - 36 28 58 33
  • Emailcontact@davincipharma.com

Kinh hoàng những thử nghiệm trên trẻ sinh đôi

    Thật không ngờ, những người tiến hành các cuộc thử nghiệm tàn ác lại là những bác sĩ, thậm chí còn là những tiến sĩ y sinh học. Người ta được học về y học và thuật chữa bệnh để cứu sống con người thì họ lại làm những điều ngược lại: biến những người khỏe mạnh thành vật thí nghiệm phục vụ chiến tranh...

    Thật không ngờ, những người tiến hành các cuộc thử nghiệm tàn ác lại là những bác sĩ, thậm chí còn là những tiến sĩ y sinh học. Người ta được học về y học và thuật chữa bệnh để cứu sống con người thì họ lại làm những điều ngược lại: biến những người khỏe mạnh thành vật thí nghiệm phục vụ chiến tranh...

    Hoàn toàn mất nhân tính

    Năm 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra. Chiến trận thế giới được chia làm hai phe, phe đồng minh và phe phát xít Đức - Ý - Nhật. Đức - Nhật nổi lên như những con sư tử tàn bạo và khét tiếng ác độc. Đây là hai phát xít có chế độ độc tài và giết người dã man nhất nhằm mục đích tạo ra những con người phục vụ chiến tranh vô điều kiện, họ đã không ngần ngại thử mghiệm trên những con người sống nhằm hy vọng là tạo ra những con người “chết”, những con người máu lạnh và không có trái tim hòng tìm được chiến thắng chiến tranh.

    Trong những năm tháng máu lửa ấy, việc nổ súng trên chiến trường đã đủ làm cho người ta kinh sợ. Nỗi kinh sợ đến mức để lại hậu họa tâm thần cho những người “may mắn” còn sống sót. Song có lẽ nếu được chứng kiến những cuộc thử nghiệm y  học hoàn toàn mất nhân tính thì có lẽ không thể có một từ nào mà lột tả được.

    Vì những thử nghiệm tàn bạo này mà vào ngày 20/12/1945, người ta đã tiến hành mở phiên toà xét xử tội ác chiến tranh. Kể lại về sự hãi hùng của những kẻ độc tài, các nhân chứng tưởng tượng lại trong đau khổ. Hedvah và Leah Stern, hai nhân chứng còn sống mô tả: Bọn chúng xông vào và đạp tung cánh cửa xe ôtô chở gia súc của gia đình chúng tôi. Mẹ tôi thì sợ chết khiếp. Chúng quát lớn: Lại đây, lũ nhóc. Hai nhân chứng kể mà hai tay thì ôm mặt khóc. Chúng quát lớn: Nói cho tao biết chúng có phải là những đứa trẻ sinh đôi không?

    Cùng với những lời đe dọa tương tự, nhân chứng Eva Mozes nhớ lại: Khi tôi đang ôm hai bàn tay mẹ tôi thì một sĩ quan lao đến và hối thúc: Trẻ con đâu, trẻ con đâu?. Chúng dừng mắt chỗ chúng tôi. Tại bởi tôi và Miriam giống nhau quá, mặc quần áo giống nhau, chiều cao giống nhau. Chúng gằn giọng với mẹ chúng tôi: Chúng có phải là trẻ sinh đôi không? Mẹ tôi hỏi: Chúng sẽ được an toàn chứ? Viên sĩ quan ấy gật đầu: Phải. Và mẹ tôi xác nhận thông tin chúng tôi là trẻ sinh đôi. Vậy là chúng tôi bị mang đi, chính xác là bị bắt. Sự thật, người ta đã lừa gạt mẹ tôi. Những đứa trẻ sinh đôi không hề được chăm sóc và quan tâm gì cả, chỉ duy nhất một từ mà có thể sử dụng: thử nghiệm.

    Lý do mà người ta phải tổ chức phiên toà này là vì những thử nghiệm y học là hoàn toàn mất nhân tính. Độ mất nhân tính ở chỗ người ta không tiến hành thử nghiệm trên những động vật thực nghiệm mà tiến hành ngay trên con người. Đau xót hơn là những cá thể người này lại là trẻ em. Đây là những đứa trẻ chưa kịp nhìn thấy niềm vui của hoà bình thì đã chết. Chúng là những đứa trẻ sinh đôi thơ ngây và hoàn toàn trong sáng. Chúng đã bị bắt vào trại tập trung và thật tội nghiệp, cho đến khi gần chết chúng vẫn cứ nghĩ mình đang được theo dõi và điều trị đặc biệt.

    Ban đầu, chúng bắt bớ vô tội vạ trẻ em sinh đôi với chiêu bài là các bác sĩ cần để theo dõi. Nhưng thực ra là chúng đang thu thập những “con chuột bạch”. Chúng mang những trẻ em này về, nhốt vào những khu trại tập riêng, tách bạch hẳn với những trại tập trung của phạm nhân. Làm thế để không một thông tin nào rò rỉ tới tai các em. Sau đó, chúng nuôi các em với một chế độ đặc biệt, không phải là tù nhân. Nghe có vẻ nhân đạo nhưng thực chất là chuẩn bị cho một cuộc thử nghiệm toàn diện.

    Tại đây, sau khi đã gom đủ số nạn nhân cần thiết, chúng tiến hành các thử nghiệm hết sức dã man. Người ta tiến hành thử nghiệm cả về sức khoẻ và tâm thần. Họ đã mổ nạn nhân để quan sát bên trong mà không thèm gây mê. Mục đích là xem những phủ tạng bên trong những trẻ em sinh đôi này có giống nhau không. Không những thế, những kẻ độc tài này còn tiến hành truyền máu trực tiếp giữa hai cá thể để xem chúng phản ứng như thế nào. Liệu rằng có thể tạo ra những phiên bản người copy từ một đứa trẻ hay không. Thậm tệ hơn, chúng còn cắt một chân, một tay hoặc một cơ quan của một đứa trẻ để xem chúng sống như thế nào so với người cùng sinh với chúng.

    Nhằm để xem màu mắt có biến đổi hay không chúng đã tiêm những chất hoá học làm biến đổi màu vào mắt của những đứa trẻ để quan sát. Bọn chúng cũng không ngần ngại phẫu thuật chuyển đổi giới tính cho bọn trẻ, cho thụ thai lung tung nhằm tìm ra những quy luật di truyền trên người. Thời đó, nhiều đứa trẻ lớn đủ khả nặng nhận thức liên tục nghe thấy những tiếng la hét, những tiếng kêu rên, những tiếng của sự sợ hãi và hoảng loạn. Hàng loạt trẻ em bị bắt, hàng loạt trẻ em bị chết. Song đó không đủ sức mạnh khiến những kẻ gây tội ác dừng lại. Chúng vẫn tiếp tục thử nghiệm.

    Một cuộc thử nghiệm.

    Và kẻ chủ mưu

    Điều không ngờ tới, những người tiến hành các cuộc thử nghiệm này lại là những bác sĩ, thậm chí, còn là những tiến sĩ y sinh học. Họ đã làm những điều ngược lại, biến những người sống thành những người chết để toan tính cho những âm mưu chiến tranh.

    Kẻ trùm sò đạo diễn cho những màn diễn vô nhân tính là tiến sĩ y học Josef Mengele. Kẻ độc tài Josef Mengele sinh ngày 16/3/1911 ở Gunzburg, Đức, là con út của gia đình Karl Mengele, một giám đốc xưởng sản xuất máy nông nghiệp. Kẻ tội phạm này đã từng học ở Đại học Munich về chuyên ngành triết học và y học. Lúc đó thường thì y học hay gắn liền với triết học và Mengele cũng không là một ngoại lệ, hắn đã từng học về nhân chủng học và khảo cổ sinh học. Hắn đã giành học vị tiến sĩ năm 1935 về đề tài nghiên cứu sự khác biệt về hình thái học giữa các chủng tộc khác nhau dựa trên đặc điểm của xương hàm dưới 4 chủng tộc điển hình. Học vị tiến sĩ đã đem lại vị thế lúc đó cho Mengele và thay đổi cuộc đời của vị tiến sĩ khét tiếng tàn bạo. Sự tiếp nhận chủ nghĩa phát xít, sự thành công của học vị tiến sĩ là hai sự kiện cơ bản tạo bước ngoặt cho cuộc đời của Mengele. Đề tài tiến sĩ của hắn được đảng Quốc xã đánh giá rất cao, gọi là một đề tài đầy trí tuệ. Ngay lập tức, Mengele được chuyển đến trại tập trung Auschwitz (Đức) đóng ở Hà Lan.

    Tại đây, Mengele được phong là sĩ quan cao cấp và bác sĩ trưởng. Chỉ trong hai năm, 1943-1944, hắn đã ra lệnh bắt 3.000 trẻ em sinh đôi, tức là 1.500 cặp trẻ em Hà Lan. Sau hàng loạt những thử nghiệm chết chóc, gần như số trẻ em này bị chết hết. Chỉ còn 200 trẻ em được thử nghiệm “nhẹ” thì sống sót  và đã là nhân chứng cho phiên toà đòi công lý.

    Cuối cùng thì tiến sĩ y học Josef  Mengele và các thành viên liên quan bị xử án tử hình. Nhưng so với những gì mà chúng gây ra thì không một bản án nào có thể bù đắp được.

    ( theo suckhoedoisong)