• Điện thoại(+84.4) 22 42 01 68 - 36 28 58 33
  • Emailcontact@davincipharma.com

Giáo dục là biện pháp hữu hiệu phát triển thị trường bảo hiểm

    “Một trong những biện pháp kích cầu ngành bảo hiểm chính là nhận thức trong việc hỗ trợ tài chính cho người tiêu dùng, giảm thuế thu nhập cá nhân khi khách hàng sử dụng tiền mua bảo hiểm”, ông Philip Hampden-Smith, Phó chủ tịch điều hành cấp cao và Tổng giám đốc khu vực Đông Nam Á Tập đoàn Manulife Financial chia sẻ.

    Ông Philip Hampden-Smith - tinkinhte.com
    Ông Philip Hampden-Smith
    “Một trong những biện pháp kích cầu ngành bảo hiểm chính là nhận thức trong việc hỗ trợ tài chính cho người tiêu dùng, giảm thuế thu nhập cá nhân khi khách hàng sử dụng tiền mua bảo hiểm”, ông Philip Hampden-Smith, Phó chủ tịch điều hành cấp cao và Tổng giám đốc khu vực Đông Nam Á Tập đoàn Manulife Financial chia sẻ.
     
    Thưa ông, chiến lược đầu tư của Manulife ở các nước Đông Nam Á, nhất là ở Việt Nam trong năm 2010 là gì?

    Chiến lựợc của chúng tôi là cân bằng danh mục kinh doanh tại các nước khác nhau trong khu vực Đông Nam Á, từ thị trường phát triển tiên tiến đến thị trường còn non trẻ. Chúng tôi xếp Việt Nam trong phân khúc thị trường trẻ, với tốc độ phát triển nhanh hàng năm từ 25 đến 30%. Trong vòng 5 năm nữa, ngoài việc mở rộng hệ thống đại lý, chúng tôi còn chú trọng phát triển các kênh phân phối khác tại Việt Nam như bán bảo hiểm qua ngân hàng, qua hệ thống tổng đại lý, bảo hiểm vi mô cho người có thu nhập thấp và bán bảo hiểm qua hệ thống điện thoại viên (call-center).

    Ông đánh giá như thế nào về sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam trong vài năm tới?

    Việt Nam là một thị trường quan trọng và đầy tiềm năng vì có lợi thế là dân số trẻ, nền kinh tế phát triển nhanh. Khi đời sống người dân ngày càng được nâng cao, thì nhu cầu tài chính cũng sẽ gia tăng, do đó tôi đánh giá, Việt Nam sẽ phát triển rất nhanh trong một vài năm tới.

    Vấn đề chung của các công ty bảo hiểm là làm sao có thể phân phối các sản phẩm đến mọi đối tượng người dân. Với Manulife, trong năm qua, chúng tôi đã nỗ lực phát triển sản phẩm bảo hiểm vi mô cho những người dân ở vùng nông thôn xa xôi, nơi những con người thật sự cần được bảo hiểm, nhưng chưa bao giờ được tiếp cận với bảo hiểm nhân thọ. Chương trình bảo hiểm vi mô đang rất thành công, thu hút hơn 20.000 người tham gia.

    Với những thị trường bảo hiểm như Việt Nam, ở giai đoạn đầu, theo ông, điều gì quan trọng và đáng được quan tâm?

    Trước tiên là phải hiểu nhu cầu của khách hàng. Nếu bạn không thể đưa ra được các giải pháp cho vấn đề tài chính của khách hàng thì tất cả những việc bạn làm chỉ là cố đẩy sản phẩm của mình ra khỏi thị trường và cuối cùng khách hàng sẽ quyết định, họ không cần sản phẩm đó.

    Ngoài ra, Chính phủ có thể đóng góp phần hỗ trợ rất đáng kể. Tại nhiều quốc gia trên thế giới có thị truờng bảo hiểm phát triển, có sự định huớng giáo dục về bảo hiểm không chỉ từ những công ty, mà còn từ trường học, từ thị trường chung, cũng như từ chính chính phủ. Một trong những biện pháp hữu hiệu mà chính phủ sử dụng là khấu trừ thuế thu nhập cá nhân cho người tham gia bảo hiểm.

    Ngoài sản phẩm bảo hiểm vi mô, năm 2010, Manulife còn chú trọng phát triển các sản phẩm nào khác?

    Đối tượng khách hàng trung lưu vẫn tiếp tục là phân khúc thị trường chính của Manulife, do đó chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhóm khách hàng này, đặc biệt là các sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe và hưu trí.

    Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục phát triển thêm các sản phẩm khác đáp ứng nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm phải song song với chất lượng phục vụ và xây dựng lòng tin với khách hàng.

    (Theo Ngọc Lan // Báo đầu tư)